Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Các dòng: Ghi số thực hiện tương ứng với các chỉ tiêu tại cột A (chỉ thống kê số liệu đối với các dòng có mã số).
Ngày báo cáo được ghi cụ thể tại góc bên trái của từng biểu mẫu thống kê. Cụ thể theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL ngày nhận báo cáo như sau:
Như vậy, so với Thông tư số 26/2014/TT-BVHTTDL, thì Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL đã lùi ngày nhận báo cáo xuống ngày 20 (trước đây là ngày 10).
Kỳ báo cáo là khoảng thời gian nhất định quy định doanh nghiệp phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê.
Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL, kỳ báo cáo được ghi ở từng biểu mẫu thống kê (dưới tên biểu báo cáo) và được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
Có ba phương thức gửi báo cáo, doanh nghiệp thực hiện gửi, nhận báo cáo theo phương thức đầu tiên nếu không được mới thực hiện theo một trong hai phương thức tiếp theo:
Đơn vị nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc bên phải của từng biểu mẫu thống kê, là tên cơ quan quản lý du lịch địa phương được phân cấp.
Cụ thể đối với chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì đơn vị nhận báo cáo là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch.
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lưới đại lí du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách.
Ở Việt Nam công ty lữ hành được định nghĩa là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm hai loại: Công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa.
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài;
Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho công ty lữ hành nội địa.
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể phân loại doanh nghiệp lữ hành theo các loại sau đây:
Trên thực tế, ranh giới giữa các loại hình công ty lữ hành không thật sự rõ ràng và có xu hưởng bị mờ dần. Các công ty lữ hành thuần tuý có xu hướng mở rộng sang kinh doanh đại lý du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Các công ty lữ hành gửi khá có xu hướng thành lập các văn phòng, chi nhánh, hoặc công ty con tại các điểm đến quan trọng.
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh về chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm:
Theo Phụ lục I Thông tư 18/2021/TT-BVHTTDL, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải thực hiện báo cáo đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam được chia thành hai loại sau:
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các hoạt động sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài
Đối với mỗi loại hình khác nhau sẽ có phạm vi kinh doanh khác nhau. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì sẽ không được đưa khách du lịch ra nước ngoài hay dẫn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nhưng nếu là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thì được thực hiện cả hai loại hình là kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
…3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định”
Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trên là mức phạt với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trên đây, Công ty Luật Việt An tổng hợp thông tin nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh vận chuyển cập nhật được các quy định mới về chế độ báo cáo doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để áp dụng trong doanh nghiệp của mình, tránh các sai phạm do thiếu thông tin liên quan đến quá trình hoạt động.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Theo điểm h Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017, một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là:
“Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
…1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải chủ động thu thập, thống kê số liệu đối với các chỉ tiêu được quy định tại biểu mẫu báo cáo. Đồng thời, xây dựng báo cáo thống kê đầy đủ, chính xác về nội dung và gửi báo cáo đúng thời hạn theo kỳ báo cáo được quy định.
Theo đó, nội dung của chế độ báo cáo bao gồm các biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo nhằm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê lĩnh vực du lịch thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.