Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn, Giáo sư, Nhà ngôn ngữ học, Triết gia người Anh. Ông dạy Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như Thần thoại Anh và Thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, quyển sách trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ hai của mọi thời đại sau cuốn Chuyện hai thành phố.
Chúa tể những chiếc nhẫn (tiếng Anh: The Lord of the Rings) là một thiên tiểu thuyết kiệt xuất của nhà văn J. R. R. Tolkien, một nhà ngữ văn, Giáo sư, Nhà ngôn ngữ học, Triết gia người Anh. Ông dạy Tiếng Anh cổ và Tiếng Anh ở Đại học Oxford cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông đã dành phần lớn đời mình cho công việc nghiên cứu về lịch sử của các thần thoại Bắc Âu, như Thần thoại Anh và Thần thoại Phần Lan. Với 150 triệu bản được bán ra, quyển sách trở thành tiểu thuyết bán chạy thứ hai của mọi thời đại sau cuốn Chuyện hai thành phố.
Trở lại showbiz sau khi xuất ngũ, nhiều ngôi sao như Song Joong Ki, Kim Soo Hyun, Ji Chang Wook được đánh giá có sự nghiệp ngày càng phát triển.
Lee Min Ho lên đường nhập ngũ vào ngày 12/5/2017 khi sự nghiệp của anh đang ở thời kỳ đỉnh cao. The legend of the blue sea (Huyền thoại biển xanh) là dự án cuối cùng của nam diễn viên trước khi tạm rời xa nghệ thuật. Ngày 25/4/2019, Lee Min Ho giải ngũ. Sau đó không lâu, thông tin tài tử sinh năm 1987 là nam chính trong bộ phim giả tưởng của biên kịch Kim Eun Sook mang tên Quân vương bất diệt khiến khán giả đặc biệt quan tâm. Đây cũng là dự án thứ hai của Lee Min Ho hợp tác với Kim Eun Sook. Trong phim, Lee Min Ho vào vai Lee Gon, thủ lĩnh của thế giới song song, nơi cũng tồn tại một quốc gia như Hàn Quốc. Anh cố gắng tìm kiếm cô gái bí ẩn là Jung Tae Eul (Kim Go Eun thủ vai) - người mà anh tin là định mệnh.
Giống như Lee Min Ho, Lee Seung Gi nhập ngũ vào ngày 1/2/2016 khi sự nghiệp đang trên đà phát triển. Ngày 31/10/2017, nam diễn viên rời quân ngũ và quay lại showbiz Hàn. Trong thời gian ở quân đội, Lee Seung Gi nhận được nhiều lời khen ngợi. Anh được bổ nhiệm là thành viên của lực lượng đặc biệt. Sau khi xuất ngũ, nam diễn viên đảm nhận vai chính trong phim truyền hình mang tên Hwayugi.
Ngày 27/8/2013, Song Joong Ki nhập ngũ. Thời điểm ấy, tên tuổi của ngôi sao sinh năm 1985 đã nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả nhờ vai diễn trong The innocent man (Người đàn ông tốt bụng) và A werewolf boy (Sói). Ngoài ra, khoảng những năm 2012-2013, Song Joong Ki cũng "làm mưa làm gió" khi xuất hiện trong game show thực tế Running man. Xuất ngũ vào ngày 26/5/2015, Song Joong Ki bắt tay ghi hình cho bộ phim làm nên tên tuổi là Hậu duệ mặt trời. Chia sẻ với truyền thông, tài tử cho hay anh không mất nhiều thời gian để làm quen với vai diễn quân nhân bởi vừa từ quân đội trở về, vì thế, việc diễn xuất suôn sẻ.
Ngày 16/5/2017, Joo Won lên đường nhập ngũ - ngay sau khi My sassy girl (Cô nàng ngổ ngáo) hoàn thành. Trở lại vào ngày 5/2/2019, nam diễn viên xuất hiện với vai chính trong bộ phim khoa học viễn tưởng của đài SBS mang tên Alice - sản phẩm hợp tác cùng Kim Hee Sun. Trong phim, Joo Won vào vai Park Jin Gyum - thám tử không để cảm xúc cản trở công việc. Trong khi xử lý vụ án, anh thấy có nhiều người đang du hành ở tương lai. Tại đây, Gyum gặp Tae Yi và nhận ra đó là định mệnh của cuộc đời.
Nhập ngũ ngày 21/5/2018, xuất ngũ vào 15/1/2020, Go Kyung Pyo không mất nhiều thời gian để ổn định sự nghiệp. Trước khi lên đường làm nghĩa vụ công dân, nam diễn viên là tên tuổi được nhiều người biết đến qua loạt tác phẩm như Reply 1988, Chicago Typewriter. Quay lại với diễn xuất, Kyung Pyo vào vai Lee Jeong Hwan trong Private lives (Đời tư). Lee Jeong Hwan là giám đốc của một công ty lớn đang che giấu một bí mật. Anh kết hợp với Cha Joo Eun (Seohyun thủ vai) để hạ gục một tập đoàn khổng lồ.
Yoon Shi Yoon bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự vào ngày 28/4/2014 và xuất ngũ vào ngày 27/1/2016. Khác với số đông ngôi sao khác, nam diễn viên gia nhập Thủy quân lục chiến. Chia sẻ về điều này, Shi Yoon cho hay vì mắc chứng sợ nước nên anh chọn Thủy quân để vượt qua nỗi sợ của bản thân. Ngay sau khi xuất ngũ, nam diễn viên nhận vai chính trong Mirror of the witch (Chiếc gương của phù thủy). Trong phim, Shi Yoon vào vai học giả tên Heo Jun. Anh gặp Yeon Hee (Kim Sae Ron) - công chúa bị cô lập khỏi vương quốc. Từ đó, Heo Jun luôn cố gắng giúp công chúa trở về đúng nơi của mình.
Sau vai diễn trong Real, Kim Soo Hyun nhập ngũ vào ngày 23/10/2017 và xuất ngũ vào ngày 1/7/2019. Khi trở lại, khán giả hy vọng Soo Hyun sẽ tiếp tục góp mặt trong những bộ phim truyền hình. Việc xuất hiện trong It’s okay to not be okay (Điên thì có sao) của nam diễn viên khiến người hâm mộ anh vui mừng.
Việc nhập ngũ vào ngày 11/9/2017 của Kang Ha Neul khiến nhiều khán giả hụt hẫng. Anh xuất ngũ vào ngày 23/5/2019. Trong thời gian ở quân đội, một vài bộ phim của nam diễn viên chính thức lên sóng như Forgotten, I have a date with spring. Khi trở về, Ha Neul nhận vai trong Khi hoa trà nở - bộ phim mang về cho anh nhiều giải thưởng danh giá như Nam diễn viên chính xuất sắc tại Baeksang Arts Awards và KBS Drama Awards.
Jo In Sung - diễn viên kỳ cựu của điện ảnh xứ Hàn nhập ngũ vào ngày 6/4/2009 sau khi hoàn thành vai diễn trong Sương hoa điếm. Jo In Sung vốn được biết đến là diễn viên kén chọn vai, nên hầu hết vai diễn của anh đều thành công rực rỡ. Xuất ngũ vào ngày 4/5/2011, nam diễn viên tiếp tục nghỉ ngơi thêm 2 năm trước khi trở lại với diễn xuất trong Gió đông năm ấy. Jo In Sung vào vai Oh Soo - một kẻ chuyên lừa đảo.
Ji Chang Wook lên đường nhập ngũ vào ngày 14/8/2017 và xuất ngũ vào ngày 27/4/2019. Sau đó, nam diễn viên nhận vai Ma Dong Chan trong Nhẹ nhàng tan chảy. Kể từ đó đến nay, Ji Chang Wook hoạt động mạnh mẽ như đánh dấu cho sự trở lại sau thời gian dài vắng bóng.
Sao Hàn đóng phim sau nhập ngũ Song Joong Ki Song Joong Ki Ji Chang Wook sao Hàn nhập ngũ sao Hàn trở lại sau nhập ngũ
Về bản chất hoạt động của HTĐCTM vừa mang tính chất mê tín dị đoan, vừa tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc và cũng là điều kiện để các cá nhân, tổ chức thù địch lợi dụng xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Nguồn gốc và quá trình du nhập của HTĐCTM vào Việt Nam
HTĐCTM là một “phong trào tôn giáo” mới bắt nguồn tại Hàn Quốc do Ahn Sahng-hong, sinh năm 1918 sáng lập. Năm 1947, Ahn Sahng-hong theo Cơ Đốc Phục Lâm nhưng sau đó bị giáo hội này khai trừ vì đưa ra quan điểm “lấy thập tự giá làm biểu tượng trong Hội thánh là phạm tội thờ thần tượng". Đến năm 1964, ông lập ra nhóm "Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Jesus” tại TP Busan, Hàn Quốc và trở thành Giáo chủ.
Ông tự cho rằng mình là "Chúa tái lâm", "Thánh Linh đấng yên ủi", "Đức Chúa Trời đến thế gian qua việc mặc lấy xác thịt", nhấn mạnh rằng phải gia nhập vào nhóm của mình thì mới được "ghi tên vào sổ của sự sống". Năm 1985, sau khi Ahn Sahng-hong qua đời, bà Janggil - Ja (Zahng Gil Jah hoặc Chang Gil Jah) tách ra thành lập “Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-hong”.
Năm 1997, Hội thánh của Đức Chúa Trời Nhân chứng Ahn Sahng-Hong đổi tên gọi chính thức là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới” (World mission society Church of God - WMSCOG) hay còn gọi là “Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ” (bởi vì tổ chức này tin có Đức Chúa trời mẹ).
Tổ chức này coi ông Ahn Sahng-hong là “Đức Chúa trời cha” và bà Janggil-Ja là “Đức Chúa trời mẹ”, không tổ chức lễ Giáng sinh, không thờ cây thánh giá, trong sinh hoạt nữ trùm khăn ren trắng… Vì vậy, các tổ chức chính thống ở Hàn Quốc tẩy chay và coi là tà giáo, gọi là HTĐCTM để phân biệt với các tổ chức Hội thánh Đức Chúa Trời khác thuộc đạo Tin Lành. Trụ sở chính của HTĐCTM đặt tại quận Bundang, TP Seongnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc.
HTĐCTM du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động nhập cảnh của người Hàn Quốc; tiếp đến là hoạt động hiến máu nhân đạo của “Quỹ chúng tôi yêu bạn”. HTĐCTM xuất hiện ở phía Nam vào năm 2001, hình thành điểm nhóm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào khoảng năm 2005-2006 do Nguyễn Văn Hòa (truyền đạo sư) phụ trách từ Đà Nẵng trở vào. Năm 2013 xuất hiện ở phía Bắc và rộ lên năm 2016 do ông Nguyễn Đình Tám (chấp sự) phụ trách từ Thừa Thiên-Huế trở ra.
Theo quy định của tổ chức này, mỗi tín đồ được tổng hội ở Hàn Quốc trực tiếp cấp “mã số sự sống” và quản lý chặt chẽ về nhân thân, lai lịch, quan hệ xã hội… thông qua “Thẻ Thánh đồ” (tín đồ) và “Thẻ Thánh đồ điện tử” (đối với người có chức vụ cao hơn tín đồ), được lưu trữ trên website của giáo hội. Hiện nay, HTĐCTM có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố với hàng nghìn người tin theo.
Bản chất của Hội thánh Đức Chúa trời mẹ
HTĐCTM là một hiện tượng tôn giáo gắn với vấn đề tín ngưỡng, giáo lý trong đạo Tin Lành nhưng có nhiều điểm khác so với các hệ phái Tin Lành được Nhà nước công nhận, mang tính tà giáo. Cụ thể là:
Tổ chức không có hệ thống giáo lý, giáo luật riêng mà đa phần cắt xén, pha tạp giữa giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Công giáo và hệ phái Tin Lành Cơ đốc Phục lâm. Cụ thể là giáo lý được xây dựng trên cơ sở trích dẫn các câu Kinh thánh riêng lẻ để phục vụ cho quan điểm cá nhân người sáng lập (đây là phương pháp mà hầu hết các tà giáo mang danh Cơ đốc khác đều dùng, vi phạm nguyên tắc giải nghĩa Kinh thánh Cơ đốc là phải theo văn mạch và có đối chiếu với những sách khác trong Kinh thánh). Đồng thời có một số điểm khác biệt, thậm chí sai trái, không đúng với Kinh thánh Tin Lành. Cho rằng con người được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành không phải do bố, mẹ mà do Đức Chúa Trời ủy thác.
Phải thờ phượng “Đức Chúa Trời Cha”; không lập bàn thờ, cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ; coi linh hồn người thân là ma quỷ; không thắp hương đền, chùa, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ; không ăn đồ cúng, đó là đồ thừa của ma quỷ. Việc tổ chức này tin rằng “tất cả mọi người là những thiên thần đã đến trái đất sau khi phạm tội ở trên trời” và xem cơ thể là nhà tù thời gian của linh hồn là một quan điểm hoàn toàn sai trật với Thánh kinh.
Về ngày tận thế, trong Kinh thánh chính thống không định trước ngày giờ tận thế nhưng Ahn Sahng-hong đã định vào năm 1988. Cho rằng mình đã giáng lâm xuất trần cứu vớt nhân loại, phê phán về lễ Giáng sinh khi cho rằng ngày 25/12 lễ Giáng sinh là ngày sinh thần mặt trời của người nông dân La Mã xưa, vì vậy các hội thánh khác giữ lễ Giáng sinh ngày nay là hành động thờ lạy hình tượng.
Ngoài ra, quan điểm của hội thánh này còn nhiều điểm trái ngược với các tổ chức Tin Lành như: không có thập tự giá; nghi lễ sinh hoạt phải bịt khăn (các tín đồ nữ khi sinh hoạt phải trùm khăn kín đầu); khi cầu nguyện thì nhân danh Đấng Christ Ahn Sahng-hong. HTĐCTM cho rằng các hội thánh không giữ ngày Sabat, không giữ Lễ Vượt qua là tà giáo; hội thánh giữ lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 không dựa trên Kinh thánh; hội thánh thờ lạy thập tự đều là tà giáo; họ cho rằng phải giữ luật pháp của Cựu ước thì sẽ là chính thống thì hội thánh mới có sự cứu rỗi… Đây là những quan điểm hoàn toàn sai lệch.
Cơ cấu tổ chức HTĐCTM tại Việt Nam gồm hai cấp, cấp hội thánh và cấp điểm nhóm. Nhìn chung, tại Việt Nam, tổ chức HTĐCTM không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; không phân cấp quản lý, không có lãnh đạo chung mà tổ chức theo từng nhóm Sion (địa điểm sinh hoạt của tín đồ); hiện có trên 200 điểm nhóm, trong đó hầu hết các điểm nhóm đều không được cấp phép hoạt động.
- Về hình thức sinh hoạt của tổ chức HTĐCTM
Những ai tin theo tổ chức HTĐCTM phải làm rất nhiều lễ. Để trở thành “con cái” của Đức Chúa Trời cần phải làm lễ vượt qua với luận điệu: “Nếu trở thành con của Đức Chúa Trời sẽ được thiên sứ bảo vệ; mọi biến cố trên trái đất như động đất, sập nhà, hỏa hoạn, tai nạn giao thông… sẽ không bị xâm hại dù chỉ một sợi tóc”.
Số người tin theo sẽ phải làm đủ các loại lễ: Lễ chuộc tội (ba lần trong một ngày để Đức Chúa Trời tha tội và ban phước lành; ai dâng càng nhiều tiền thì sẽ được ban càng nhiều phước); lễ cảm tạ (ngày ba lần gồm tiền lễ cảm tạ cha mẹ trời, Sion và cảm tạ mẹ trời, Tổng hội ở Hàn Quốc); lễ phụng sự (ba lần trong ngày với phong bì trắng đựng tiền nhằm phụng sự Đức chúa Jesu đã hy sinh bản thân mình, đóng đinh trên cây thập tự giá).
Ngoài ra, thứ ba và thứ bảy hằng tuần phải đến Sion làm lễ Sabat “gác hết mọi việc xã hội (họp hành), gác hết mọi việc nhà, kể cả bố mẹ chết đang nằm đó”; Đức Chúa Trời đã ban luật tuần làm việc 6 ngày, ngày thứ 7 phải nghỉ ngơi đến Sion nhận phước của Đức Chúa Trời, ai không đến Sion là phạm luật, mất phước, ngày tận thế không được về nước thiên đàng. Tất cả mọi người tin theo phải thật vui vẻ dâng nhiều lễ để Đức Chúa Trời tha nhiều tội, ban nhiều phước và ngược lại. Cách thức hành lễ thường vay mượn các tôn giáo chính thống, tín ngưỡng dân gian như: vái lạy, cầu xin, sám hối, ban ơn, bố thí.
- Về hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người tham gia tổ chức
Cách thức truyền giáo của HTĐCTM gần giống với mô hình bán hàng đa cấp, do Tổng hội ở Hàn Quốc điều hành. Từ năm 2016 đến nay, số đối tượng cầm đầu của HTĐCTM đã đẩy mạnh việc phát triển tổ chức, phân công người đi các địa phương tuyên truyền, lôi kéo người tham gia dưới nhiều hình thức, vỏ bọc khác nhau như dưới danh nghĩa công ty tư vấn, giới thiệu việc làm, trung tâm bảo tồn cây thuốc Việt Nam, văn phòng kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm; mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán; thông qua hoạt động từ thiện xã hội.
Đáng chú ý, tổ chức này đã lôi kéo chủ yếu thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Các đối tượng cầm đầu tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của các tín đồ, dùng các luận điệu như ngày tận thế, chia sẻ tình yêu thương, làm giàu, tác động số tín đồ này đi theo tổ chức. Các tín đồ theo tổ chức phải nộp tiền dâng hiến, được cho uống nước thánh, bánh thánh (không rõ nguồn gốc), được chỉ bảo không nghe theo lời khuyên của gia đình, xã hội, không thờ, ăn các đồ cúng tổ tiên, sẵn sàng từ bỏ gia đình, bỏ học để tham dự các buổi nhóm họp truyền đạo trái phép vào các ngày thứ ba và thứ bảy hằng tuần. Nhiều đối tượng trong tổ chức đã lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp, trung tâm trá hình với mục đích tuyên truyền đạo trái phép và phát triển tổ chức, gây nhiều phức tạp về trật tự, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Sau khi lôi kéo được hội viên tham gia, các đối tượng sẽ tổ chức cho hội viên sinh hoạt trực tiếp tại các điểm nhóm (Sion) hoặc qua hệ thống Zoom.
- Về phương thức hoạt động của HTĐCTM: Tổ chức này hoạt động tương tự như mô hình đa cấp, được chia thành nhiều nhóm nhỏ, các điểm nhóm sinh hoạt riêng rẽ. Các đối tượng ban đầu chỉ là lân la làm quen, khéo léo tiếp cận tìm hiểu gia cảnh của từng người rồi động viên chia sẻ, hướng dẫn những điều cần thiết trong cuộc sống, sau đó sẽ tìm cách thao túng tâm lý, ép người tham gia bằng sự sợ hãi bởi những lời rao giảng lệch chuẩn, gieo vào tín đồ niềm tin ngày tận thế, về sự phán xét của Đức Chúa Trời nếu không nghe, tin theo; về những rủi ro, những điều siêu nhiên, sứ mệnh cao cả của hội viên để cứu rỗi linh hồn, về cuộc sống an nhàn, hạnh phúc khi theo HTĐCTM…
Cảnh giác với hoạt động Hội thánh Đức Chúa trời mẹ
Đối chiếu quy định hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tổ chức HTĐCTM không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức riêng, có mục đích hoạt động chính là vụ lợi, trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.
Hoạt động của HTĐCTM tại một số địa phương thời gian vừa qua như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam và một số tỉnh miền núi phía Bắc trước đây cho thấy tổ chức này đã vi phạm nghiêm trọng các điều cấm quy định tại Ðiều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 với các nội dung như: ép buộc, mua chuộc người khác; xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi…
Những gì HTĐCTM tuyên truyền là hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa của người Việt; không được pháp luật Việt Nam cho phép; hoạt động với các biến thể dị thường núp dưới nhiều danh nghĩa (nhất là danh nghĩa từ thiện, mở các lớp hướng thiện); những kẻ cầm đầu hầu hết là những người không bình thường, có quá khứ bất hảo (cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút…); mục đích chính là vụ lợi.
Hoạt động của HTĐCTM hiện có nhiều vi phạm như: sinh hoạt tôn giáo tập trung khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và cho phép; truyền đạo không đúng đối tượng (tập trung vào học sinh, sinh viên); tài liệu tuyên truyền là những văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc; ảnh hưởng đến truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức gia đình, xã hội (như xúi giục, kích động nguời theo ứng xử không hiếu thảo với cha mẹ, đập phá bàn thờ tổ tiên, tuyên truyền người thân trong gia đình là ma quỷ)...
Thậm chí, hoạt động của HTĐCTM trong thời gian vừa qua tại một số địa phương đã gây chia rẽ, kích động gây mâu thuẫn giữa những người theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo và có dấu hiệu trục lợi cá nhân, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân ở một số địa bàn, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Vậy nên, việc nhận thức rõ bản chất để kịp thời cảnh giác, ngăn chặn, xử lý hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng tự xưng là người của HTĐCTM là điều cần thiết, đem lại sự bình yên cho xã hội.
Sau hơn 10 năm “tuyệt tích”, giữa tháng 10 vừa qua, kem đánh răng Dạ Lan đã xuất hiện trở lại với người tiêu dùng cả nước.“Cha đẻ” của loại kem đánh răng này, ông Trịnh Thành Nhơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Quốc tế (ICC), tự tin cho rằng: Dạ Lan, là một thương hiệu thuần Việt, sẽ cạnh tranh ngang ngửa được với các thương hiệu quốc tế trên thị trường Việt Nam.Tất nhiên, như ông Nhơn nói, để làm được điều này Dạ Lan mới sẽ có chất lượng cao, bao bì đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế, đồng thời có giá cả phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng...Đã từng là một thương hiệu vàngNgay trong buổi chiều đầu tiên tái ngộ với khách hàng tại Phiên chợ vui công nhân Đồng Nai (17/10), nhiều công nhân trẻ và bà con địa phương trong vùng đã hồ hởi đón nhận Dạ Lan - loại sản phẩm họ đã từng sử dụng hay được biết đến từ cách nay khoảng 20 năm.Tổng giám đốc Nhơn cho biết: kem đánh răng Dạ Lan đã được ra đời tại Tp.HCM năm 1988, là kết quả hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này), với một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành sản xuất kem đánh răng Việt Nam lúc đó là kỹ sư Lưu Trung Nghĩa (Phó giám đốc kỹ thuật Công ty Kem đánh răng P/S, khi còn là một doanh nghiệp quốc doanh). Bước ngoặt lớn và đáng nhớ nhất của Dạ Lan là lần đầu ra cả Hà Nội tham dự Hội chợ Xuân 1989. Những ngày đầu hàng ế, không ai hỏi đến; cơ sở phải mang biếu không cho những người bán bưng trên các hè phố, mỗi người vài ba hộp, kèm với những cuốn lịch bloc mừng năm mới, để mong được tiếp nhận. Không ngờ “chiến dịch quảng cáo bất đắc dĩ” này lại thành công. Vì chỉ vài ngày sau, hơn 10 container hàng chở ra Hà Nội đã được tiêu thụ hết... Từ đó, Dạ Lan lớn mạnh dần, không chỉ được tiêu thụ mạnh tại các vùng đô thị lớn, mà còn len lỏi được đến tận các vùng nông thôn sâu, xa, nhất là tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung; không những thế, Dạ Lan còn sang được cả thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan chiếm tới gần 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào chiếm tới 90%, được đánh giá là đã góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Chính nhờ có thị phần lớn trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề hợp tác với Công ty Sơn Hải. Năm 1995, Công ty Sơn Hải đã hợp tác với Tập đoàn Colgate-Palmolive (Hoa Kỳ) thành lập Công ty Liên doanh Colgate-Palmolive Sơn Hải, và từ đó thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan được chuyển nhượng cho liên doanh, với mong muốn đạt được bước phát triển mới. Tuy nhiên, do mục tiêu của hai đối tác không gặp nhau, nên kem đánh răng mang thương hiệu Dạ Lan không được phát triển như mong muốn, mà dần vắng bóng hẳn trên thị trường.Đã tới thời điểm để tái xuất hiệnÔng Trịnh Thành Nhơn tiết lộ: khi tiến hành liên doanh, thương hiệu Dạ Lan đã được định giá như một phần của khối tài sản vô hình có trị giá lên tới 20 triệu USD, trong khi các tài sản hữu hình khác của Công ty Sơn Hải chỉ hơn 3 triệu USD. Một trong những cơ sở để định giá trị thương hiệu Dạ Lan lúc đó là gần 200 nghìn lá thư của người tiêu dùng trên cả nước gởi về công ty, trong đó có khen, có chê, có góp ý mặt này mặt khác. Điều này phản ánh là Dạ Lan có chỗ đứng trong rất đông người tiêu dùng.Ông Nhơn nói: “10 năm qua, chúng tôi cũng đã tích lũy được nhiều bài học từ liên doanh. Vì vậy khi xuất hiện trở lại với thị trường, Dạ Lan tin chắc không hề thua chị kém em”. Công ty ông đã đầu tư thêm nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại từ châu Âu, nguồn nguyên liệu đến 90% nhập khẩu và phần còn lại được cung ứng từ các nhà sản xuất uy tín trong nước. ICC đã đầu tư nghiên cứu từ thành phần nguyên liệu đến hương vị cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh răng miệng và thị hiếu người tiêu dùng. Trước khi chính thức tung ra thị trường, ICC đã tiến hành sản xuất thử nhiều lô hàng, và cho đến khi khoảng 90% số người dùng thử hài lòng, và trả lời thăm dò là sẵn sàng mua dùng sản phẩm, công ty mới sản xuất đại trà.Với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang được cổ vũ rộng rãi, chắc chắn sự trở lại của Dạ Lan là đúng thời, đúng dịp.