(SHTT) - Các tập đoàn gia đình tại Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh như Tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn Hoàn Cầu, tập đoàn DOJI, tập đoàn Kinh Đô, Ngân hàng TMCP Á Châu, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương... Những tập đoàn này đang đóng góp lớn vào sự phát triển của bộ mặt kinh tế Việt Nam.
(SHTT) - Các tập đoàn gia đình tại Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh như Tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn Hoàn Cầu, tập đoàn DOJI, tập đoàn Kinh Đô, Ngân hàng TMCP Á Châu, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương... Những tập đoàn này đang đóng góp lớn vào sự phát triển của bộ mặt kinh tế Việt Nam.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế... chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]
Khi thực sự chịu hậu quả, chúng ta mới thấm tác hại của việc học thêm, dạy thêm. Gia đình tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy.
Cháu của tôi khi học ở phổ thông có tư duy khá tốt. Với năng lực như vậy, cháu hoàn toàn có thể học tốt, nếu có phương pháp học hợp lý. Đó là chú ý học trên lớp; học kỹ kiến thức sách giáo khoa; học ở nhà kết hợp các khóa học chất lượng trên mạng. Điều này đồng nghĩa với việc cháu không cần đi học thêm nhiều… Tiếc là cháu đã không chọn phương pháp học như vậy, lại đi học thêm tối ngày.
Cụ thể, cháu tham gia vào các lớp học thêm đến 21, 22h triền miên ngày này qua ngày khác. Không chỉ cháu vất vả, cha mẹ của cháu cũng vô cùng mệt mỏi với việc đưa đón và phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Các thầy cô giáo này không hiểu rằng học sinh không thể học thêm triền miên như vậy. Các em cần có thời gian tự học để hấp thụ kiến thức, cần có thời gian đào sâu, biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình.
Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước, cháu chỉ đạt 22 điểm. Với điểm ưu tiên, số điểm của cháu là 24 điểm, đồng nghĩa với việc đỗ được một trường tốt là không thể. Cuối cùng, cháu đã đăng ký và nhập học ở một trường có trình độ đào tạo rất thấp, không có tiếng tăm.
Sinh viên ở đây, sau khi ra trường, kiến thức của các em này thu được rất ít, hầu như đều làm trái ngành. Nhiều người thừa nhận thay vì vào trường này, các em có thể đi học nghề có thể tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của gia đình.
Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức
Trong buổi chia sẻ với sinh viên Đại học Harvard năm 2008, bà J. K. Jowling, tác giả của bộ truyện lừng danh Harry Potter, nói: “Trí tưởng tượng không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh và sáng tạo... Chúng ta đâu cần phép thuật để thay đổi thế giới, chúng ta có đủ sức mạnh rồi: Sức mạnh tưởng tượng những điều tốt đẹp hơn!”.
Còn theo Albert Einstein: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới. Trí tưởng tượng ôm ấp cả thế giới và cả những kiến thức chưa ai biết, chưa ai hiểu được. Logic sẽ đưa bạn đi từ A đến B còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đi tới bất cứ đâu”. Ông đã tìm ra tất cả những thứ phức tạp nhất với nguồn cảm hứng từ trí tưởng tượng: "Tôi đủ chất nghệ sĩ để tự do vẽ theo trí tưởng tượng của tôi".
Như vậy kiến thức là quan trọng nhưng để đột phá, sáng tạo thì trí tưởng tượng quan trọng hơn. Để học sinh có nhiều trí tưởng tượng, có sự sáng tạo, hiểu sâu kiến thức, ngoài việc học, việc vui chơi của các em là vô cùng quan trọng. Điều này chúng ta có thể bắt gặp trong bức thư được cho là của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh".
Cháu tôi có phương pháp học không hợp lý, đi học thêm tối ngày nên không có thời gian để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sự sáng tạo, để nghiền ngẫm, biến kiến thức sách vở thành kiến thức của mình. Vì vậy kết quả học tập của cháu không như mong muốn. Điều đáng buồn là hậu quả này sẽ ảnh hưởng đến chính tương lai của cháu.
Dạy thêm, học thêm: Mất nhiều hơn được
Nhận thấy hậu quả của việc học thêm triền miên của học sinh nên vào ngày 23/10/2021 Trung Quốc đưa ra quy định cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập - chính sách “giảm kép”. Sự kiện chấn động này chỉ trong một đêm đã “xóa sổ” một ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ đô la, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và tác động to lớn đến xã hội thế nhưng vì tương lai của đất nước, ngành giáo dục Trung Quốc vẫn đưa ra quyết định khó khăn này.
Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu trên con đường phát triển của mình, để đạt được những thành tựu này nền giáo dục của họ phải thực sự rất phát triển, phải có những quyết sách rất đúng đắn. “Cấm dạy thêm vì lợi nhuận và yêu cầu trường học giảm tải lượng bài tập” cũng là một trong những quyết sách đó.
Dù ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn chuyện học chủ yếu để thi, dù nhiều người cho rằng giáo viên lương thấp nên phải dạy thêm… nhưng vì đại cục, ngành giáo dục Việt Nam cần phải có những quyết định lịch sử nhiều người mong đợi như quyết định “giảm kép” học thêm và bài tập về nhà như một số quốc gia.
Khi có những quyết định lịch sử như vậy, tôi tin giáo dục Việt Nam mới có những bước ngoặt mới.
Phạm Xuân Anh (Giáo viên, Bắc Ninh)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể gửi vào phần phản hồi của bài viết hoặc về email:
- Anh nói gì về lượt view của phần 5 "Người trong giang hồ" đạt được trong vòng 1 tháng không hề thua kém Sơn Tùng M-TP?
- Người trong giang hồ đã ra đến 5 phần, nhưng tôi cảm nhận đến phần 4 mới thật sự là cột mốc đánh dấu hướng đi của tôi trong việc sản xuất các phim ca nhạc là đúng đắn.
Trước khi ra phần 5, tôi kỳ vọng trong vòng 3 - 4 tuần sẽ đạt được 20 triệu lượt xem, không ngờ con số đạt được hơn gấp đôi. Điều này khiến tôi thật sự bất ngờ và tin rằng chuỗi sản phẩm này thành công.
Khi ra mắt 3 phần đầu, tôi cảm nhận mình chưa được chú ý lắm. Đến khi nhân vật Trần Hạo Nam của phần 4 được yêu thích, mọi người mới tìm lại các phần trước để xem. Đến nay phần 3 cũng đã được 60 triệu lượt xem.
- Nhân vật Trần Hạo Nam xuyên suốt series phim ca nhạc này được anh hình thành như thế nào?
- Ngày xưa, tôi có thích một nhân vật Trần Hạo Nam trong phim của hãng TVB Hong Kong. Nhân vật này giống hệt với tôi ngoài đời, luôn sống vì tình nghĩa, vì anh em. Tuy nhiên ngoài tên gọi giống nhau, tôi không bắt chước hay xào nấu bất cứ thứ gì.
Khi xây dựng kịch bản, tôi muốn làm theo kiểu phim xã hội nhưng không muốn nội dung quá nặng nề, nhiều hình ảnh bạo lực mà nhất định phải có yếu tố gây cười. Tôi nghĩ đây là ưu điểm của các loạt phim ca nhạc gắn liền với tên tuổi của mình.
Nhân vật Trần Hạo Nam trong series Người trong giang hồ rất được khán giả, đặc biệt là trẻ em yêu thích. Ảnh: NVCC.
- Theo anh, đối tượng chính theo dõi và ủng hộ series "Người trong giang hồ" là ai?
- Đối tượng theo dõi Người trong giang hồ cũng như yêu thích Lâm Chấn Khang chủ yếu là... con nít. Nếu người lớn đi xem ca nhạc, họ chỉ đi một mình. Còn nếu các bé đi xem phải có phụ huynh đi kèm, do đó tôi có cơ hội chinh phục thêm một lượng fan khác.
Do đó, tôi xác định đúng đối tượng mình phải phục vụ và nuôi dưỡng là ở lứa tuổi, tầng lớp nào.
- Nội dung phim khắc họa những màn đối đầu của các băng nhóm giang hồ, có nhiều cảnh sử dụng súng. Liệu điều này có thích hợp cho các em nhỏ?
- Nếu xem kỹ, những cảnh quay đó đều mang ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, cho những đứa trẻ hiểu đâu là những việc làm sai trái và nhân vật Trần Hạo Nam sẽ là người đi đấu tranh giành lại lẽ phải. Chúng tôi hoàn toàn không dạy cho các em làm những chuyện không hay hay sử dụng vũ khí.
Kịch bản trong phần 5 tôi nghĩ rất nhân văn, đề cập đến vấn đề bắt cóc trẻ con đang rất nóng, qua đó dạy cho các bé tránh bị người xấu dụ dỗ. Tôi đi diễn nhiều nơi, nhiều phụ huynh khen series của tôi rất ý nghĩa, dạy con của họ trở nên mạnh mẽ.
Dĩ nhiên, khi các em xem đi xem lại giúp phim của tôi tăng views rất nhanh. Có người “trách vui” tôi ra phim khiến con họ ăn cũng xem, trước khi ngủ cũng xem nếu không sẽ khóc, hóa đơn tiền điện vì vậy cũng tăng.
- Trung bình mỗi phần, anh đầu tư hết chi phí bao nhiêu?
- Hai phần đầu được đầu tư không đáng kể. Đến phần 3, tôi bắt đầu chỉn chu và kỹ lưỡng hơn. Hai phần gần đây nhất được thực hiện với chi phí cao, đặc biệt phần 5 tốn kém 700 triệu đồng. Phần lớn dùng để đầu tư bối cảnh, thực hiện kỹ xảo quay trong vòng 1 tuần.
- Khoản tiền thu lại từ YouTube có đủ để anh “thu hồi vốn?”
- Ngay lập tức thì không thể nhưng một khoảng thời gian nữa có thể sẽ trang trải đủ. Với tôi, làm phim ca nhạc là một đam mê, nhưng vẫn phải có nguồn đầu tư để nuôi dưỡng nó, nếu không có khoản thu này thì tôi không dám làm.
- Anh nói gì với những người cho rằng sản phẩm của mình là “hài nhảm”?
- Tôi chỉ cười và nói rằng: “Khi bạn làm được những điều giống tôi thì hãy đánh giá”. Thành công của tôi hiện tại được hàng chục triệu người Việt Nam công nhận.
Lâm Chấn Khang khẳng định các cảnh hành động trong phim đều mang tính tích cực. Ảnh: NVCC.