Hộp Nhựa Đựng Thức Ăn Lock&Amp;Amp Lock Có Tốt Không

Hộp Nhựa Đựng Thức Ăn Lock&Amp;Amp Lock Có Tốt Không

Hình ảnh nhiều người dùng hộp xốp, hộp nhựa và tô giấy đựng thức ăn không còn lạ lẫm nữa. Bất kể dù ở nhà hay tại các quán ăn, hộp xốp, hộp nhựa, tô giấy đều là những vật dụng không thể thiếu. Thói quen ấy đã ăn sâu vào nếp sống mỗi người.

Hình ảnh nhiều người dùng hộp xốp, hộp nhựa và tô giấy đựng thức ăn không còn lạ lẫm nữa. Bất kể dù ở nhà hay tại các quán ăn, hộp xốp, hộp nhựa, tô giấy đều là những vật dụng không thể thiếu. Thói quen ấy đã ăn sâu vào nếp sống mỗi người.

I. Lưu ý dùng hộp xốp đựng thức ăn

Hộp xốp rất nhẹ, bởi chúng được sản xuất từ nhựa polystyrene (PS) với 95% thành phần là không khí và 5% còn lại là PS.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định rằng: “Khi dùng hộp xốp đựng đồ ăn nóng, chất styrene và etylbenzen có trong hộp sẽ thoát ra, bám vào thức ăn, và theo thức ăn vào cơ thể gây hại đến người tiêu dùng. Styrene được biết đến là loại chất độc có thể gây ung thư và các bệnh liên quan đến thần kinh như mất tập trung, giảm trí nhớ, hạn chế các giác quan,...”

Cảnh báo thêm về tác hại của việc đựng đồ ăn nóng bằng hộp xốp, PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết thêm: Đồ ăn càng nóng thì hàm lượng monostyren, độc tố có trong nhựa PS giải phóng càng nhiều, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ với nhiệt độ cao, nhựa PS từ hộp xốp khi gặp dầu mỡ, muối, axit đều sản sinh ra độc tố.

Trước những tác hại ấy, sẽ có những lưu ý khi dùng hộp xốp đựng đồ ăn như sau:

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, là người trực tiếp sử dụng, bạn nên từ chối việc dùng hộp xốp chứa các loại thức ăn, đồ uống đang nóng, thức ăn có nhiều dầu mỡ, có tính chua (dưa muối, sa lát trộn dấm,...).

Trường hợp bạn kinh doanh, bất đắc dĩ phải dùng hộp xốp thì chỉ đựng những đồ nguội, lạnh. Tuy nhiên về lâu, về dài bạn nên đổi qua hộp đựng an toàn hơn như hộp bã mía.

Sai lầm xảy ra khi bạn muốn tiết kiệm thời gian mà bỏ nguyên hộp xốp quay trong lò vi sóng.

Khi chọn tô đựng thực phẩm bằng xốp, cần lưu ý không thể chịu được nhiệt độ trong lò vi sóng. Thứ nhất hộp xốp bị nung chảy, thứ hai làm chất độc monostyren trong nhựa PS xâm nhập vào đồ ăn. Thật nguy hiểm khi ăn phải.

Nguy hại từ việc dùng đồ nhựa đựng đồ ăn nóng

Nhìn bằng mắt, chúng ta không thể biết rằng đồ đựng thức ăn bằng nhựa có chứa các chất gây hại có tên là oligomers - ở nhiệt độ 70°C, chúng sẽ giải phóng và hòa vào thức ăn.

Các nhà khoa học từ Viện Silent Spring Institute ở Newton, Massachusetts (Mỹ) đã nghiên cứu 100.000 người thường xuyên ăn đồ ăn mang về đựng trong hộp nhựa. Kết quả có thấy họ đều có lượng PFA trong máu cao hơn so với những người nấu ăn tại nhà hoặc ăn tại chỗ.

PFA là chất phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm vì không thấm mỡ và bền. Nếu chúng ta hấp thụ liều lượng cao, những hóa chất này có thể kích hoạt bệnh gan và tuyến giáp. Chúng cũng là nguyên nhân gây vô sinh, ung thư và cholesterol cao.

Sẽ ra sao khi tô giấy đựng thức ăn nóng?

Để làm ra tô giấy, các nhà sản xuất sẽ sử dụng công nghệ kết hợp với các chất melamin, ure hoặc phenol. Chúng có tác dụng giúp giấy chống thấm. Các loại bột giấy này sẽ không tan trong nhiệt độ bình thường, mà chỉ tan khi gặp điều kiện nhiệt độ cao khoảng 40 – 70 độ C.

Theo kỹ sư Nguyễn Kim Huệ, Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulo, có hai loại giấy chính dùng làm tô giấy dùng một lần: giấy có tráng lớp nhựa chống nước bên ngoài và giấy có chứa keo bền nước.

Ngày nay, hộp đựng thức ăn bằng giấy dùng một lần phát triển rộng rãi vì sự tiện lợi, cũng như thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nếu là giấy có thành phần nhựa hoặc được tráng một lớp nhựa chống thấm bên ngoài, khi đựng đồ ăn nóng, rất dễ bị thôi ra, giải phóng chất độc.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo không dùng loại cốc này đựng đồ uống trên 40 độ C.

Lưu ý dùng đồ nhựa, hộp nhựa

- Thức ăn còn nóng, không cho ngay vào hộp nhựa: như đã cập trước đó, nhựa khi gặp nóng sẽ giải phóng chất độc. Với những bạn thiếu kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm, đừng vội vàng mà cho vào ngay khi thức ăn còn nóng nhé. Bởi vậy, hãy chờ đồ ăn nguội một xí rồi hẵng cho vào hộp nhựa.

- Không nên tái sử dụng hộp nhựa cũ, trầy xước: hộp nhựa cũ, qua nhiều lần sử dụng xuất hiện nhiều vết trầy, xước. Hộp nhựa bị trầy xước là nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển. Ngoài ra, với tình trạng hộp như thế, chúng ta cũng khó vệ sinh. Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn nên ngưng sử dụng và mua hộp mới.

- Không nên sử dụng hộp nhựa một lần cho nhiều lần: trên thị trường ngày nay có nhiều loại hộp nhựa dùng một lần. Phần lớn nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng. Loại hộp này được làm từ nhựa PS hay nhựa tổng hợp, nhựa PET. Chúng được khuyến cáo chỉ dùng một lần, nếu tái sử dụng, có thể sinh ra nhiều chất độc hại như phthalates, styrene, dioxins, cadmium,...

Do vậy, không nên tiết kiệm những loại nhựa như này, chỉ dùng một lần rồi bỏ.

- Không nên đựng đồ ăn có tính axit cao, độ chua cao: thức ăn có tính axit có khả năng giải phóng chất độc từ hộp nhựa ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn. Vì thế, không nên bảo quản, đựng đồ ăn có độ chua bằng đồ nhựa, hộp nhựa.

- Lựa chọn hộp nhựa có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt: thay vì sử dụng loại nhựa kém chất lượng, bạn hoàn toàn có thể tìm mua nhựa chất lượng tại các nơi sản xuất, bán hộp nhựa, đồ nhựa uy tín.

Đừng bỏ qua chi tiết về: So sánh hộp nhựa cứng và hộp nhựa dùng một lần

Lưu ý sử dụng tô giấy đựng đồ ăn

Với tô giấy, cũng như các loại hộp đựng khác bằng giấy chỉ nên dùng một lần rồi bỏ, không nên tận dụng.

- Những đồ ăn nóng vừa mới xào, nấu, chiên xong khi vớt ra khoan cho vào hộp giấy. Trước hết bạn cho vào khay, chờ nguội rồi mới cho vào hộp đựng. Bởi mỡ nóng có nhiệt độ cao 300 độ C, dầu hơn 100 độ C, cho vào ngay sẽ phá hỏng lớp nhựa tráng bên trong.

- Tô giấy nào có màng nhựa rách thì không nên dùng. Bởi khi không có màng nhựa, thức ăn sẽ trực tiếp thấm vào giấy. Mà giấy vốn là môi trường chứa nhiều loại vi khuẩn, lại có nhiều loại hoá chất chống mốc, chống ẩm, tẩy trắng…nên rất dễ hòa vào đồ ăn.

- Không cho tô giấy, hộp giấy vào lò vi sóng. Bức xạ nhiệt từ lò vi sóng giải phóng chất độc của màng nhựa và giấy ra ngoài, tiếp xúc với thức ăn không tốt cho sức khỏe.

Với sự nở rộ của dịch vụ bán mang về, là chủ cửa hàng hay người tiêu dùng, bạn nên ghi nhớ những lưu ý dùng hộp xốp, hộp nhựa và tô giấy đựng thức ăn để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Đặt đồ ăn qua ứng dụng di động đang là thói quen hằng ngày của không ít người dân, nhất là người làm văn phòng, sinh viên, học sinh…Trong đó, hộp xốp đang được hầu hết các của hàng bán đồ ăn nấu chín - từ nhà hàng lớn đến quán cơm bình dân sử dụng đựng thức ăn cho khách.

Ưu điểm của cách này là dễ sử dụng, nhanh gọn, tiện lợi, giá thành rẻ, khách hàng chỉ dùng một lần rồi vất. Tuy nhiên, liệu đồ ăn đựng trong loại hộp này có thực sự an toàn?

Thức ăn đựng trong hộp xốp có gây hại không?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hộp xốp đang lưu hành chủ yếu trên thị trường được sản xuất từ polystyrene, trọng lượng siêu nhẹ vì không khí chiếm 95%, polystyrene chỉ chiếm 5%. Mặc dù thành phần của hộp xốp là nhựa, nhưng chất này lại khá an toàn với sức khỏe con người, vì các cơ sở, nhà máy sản xuất có thể kiểm soát được dư lượng các chất trong sản phẩm.

Tuy nhiên, hộp xốp vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị nhiễm chì, cadmium từ nguyên liệu sản xuất không tinh khiết. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.

Nhiều chuyên gia cảnh báo hộp xốp tuy nhẹ, tiện lợi, giá rất rẻ nhưng có thể gây hại sức khỏe người dùng. Hội Các nhà nghiên cứu quốc gia Mỹ từng công bố kết luận khảo cứu của 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế khẳng định, chất Styrene tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng một lần có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người.

Polystiren phân tử thấp nên nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, thức ăn nóng là điều tối kỵ. Nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra chất độc Monostyren, ngấm vào thức ăn rất hại cho gan.

Ngoài ra, nhựa làm hộp xốp trong quá trình chế biến thường tồn dư lượng nhỏ hoạt chất Siren. Nếu gặp đồ ăn nóng trên 70 độ C, nhiều dầu mỡ hoặc có tính axit như giấm, nước chanh, chất Siren sẽ bám vào thức ăn, có thể gây ung thư nếu đi vào cơ thể. Trên thế giới, một số nước như Mỹ, Singapore, Thái Lan đã cấm sản xuất loại nhựa trên làm vật liệu đựng thực phẩm.

Do đó, người tiêu dùng khi sử dụng hộp xốp chứa đựng, bảo quản thực phẩm cần chú ý những điểm sau để tránh nguy cơ độc hại:

Nhiều người có thói quen đựng thức ăn vào những vật dụng mà mình cho là tiện lợi, an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đựng thức ăn vào hộp nhựa, hộp xốp, bịch nilon tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Bởi tính tiện lợi nên nhiều người có thói quen đựng thực ăn đã qua chế biến thậm chí thức ăn tươi sống trong các hộp xốp, hộp nhựa, bịch nilong. Trong tủ lạnh của nhiều gia đình, thức ăn chín thậm chí thực phẩm sống được chia thành nhiều phần nhỏ, đựng vào các hộp nhựa, túi nilong.

Khi được biết thói quen sử dụng hộp nhựa, hộp xốp gây nguy cơ ung thư, Chị Mai Dung (Trần Quý Kiên, Hà Nội) rất ngạc nhiên vì chị thường xuyên dùng các vật dụng này để đựng thức ăn. Chị Dung chia sẻ: "Hiện nay, nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn tràn lan trên thị trường. Thêm vào đó, những vật dụng đựng thức ăn cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh ung thư thật là một mối lo ngại lớn. Đáng lo hơn là việc không thể kiểm soát được vì các con thường ăn quà vặt ngoài cổng trường, vỉa hè. Trong khi, các quầy hàng đó thường xuyên đựng đồ vào các hộp xốp không đảm bảo chất lượng".

Cùng quan điểm với chị Dung, bạn Hoàng Thị Mai Phương (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ:  "Hầu hết các sinh viên đều sử dụng hộp xốp đựng thức ăn. Việc này không chỉ diễn ra trong một hai lần mà từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Hàng cơm nào cũng dùng hộp xốp để đựng thức ăn cho người mua, nhiều hàng còn cho nước canh vào túi nilong cho tiện lợi. Chỉ có một số sinh viên có điều kiện mới sử dụng hộp nhựa để đựng thức ăn. Tuy nhiên, dù hộp nhựa hay hộp xốp đều có nguy cơ ung thư nên chúng em rất lo lắng thậm chí là hoang mang".

Sử dụng hộp xốp để đựng thức ăn là thói quen phổ biến của người dân - Ảnh : Tuổi trẻ

Các nhà khoa học cảnh báo, một hóa chất được sử dụng trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp, đồ đựng cơm bằng nhựa và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần khác, có thể gây ung thư.

Trong khuyến cáo mới nhất của mình, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ khẳng định, chất styrene vốn tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng 1 lần, có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người. Kết luận do một nhóm gồm 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế, rút ra từ những nghiên cứu và khảo cứu phân tích của họ.

Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cảnh báo trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay. Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.

Chưa kể, trong quá trình sản xuất, nếu người sản xuất độn thêm các chất phế thải vào để giảm giá thành thì việc đựng đồ ăn càng mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe. Trên thế giới, nhiều nước cấm sử dụng loại nhựa PS này để sản xuất đồ đựng thực phẩm. Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế cho hay, hộp xốp được sản xuất từ Polystyrene (PS) với thành phần không khí chiếm 95% và PS chỉ chiếm 5% nên rất nhẹ, Khi sử dụng để đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác.

Nhiều người có thói quen khi đi mua thức ăn không chuẩn bị cặp lồng, hộp để đựng thức ăn. Họ ỷ vào người bán hàng sẽ có hộp xốp, nhựa để đựng. Thậm chí khi cần họ sẵn sàng chấp nhận đựng những thức ăn còn nóng hổi vào các túi nilon vốn dĩ được sử dụng các đồ dùng khô, tươi sống của các bà đi chợ hằng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng bịch nilon để đựng thức ăn nóng sản sinh ra chất gây vô sinh, lệch lạc giới tính.

Hộp thủy tinh, gốm sứ - lựa chọn an toàn

Thật không khó để tìm mua những vật dụng như hộp xốp, hộp nhựa. Thậm chí, người ta còn bày bán chúng với giá đồng giá từ 10.000 - 20.000 nghìn đồng bên các lề đường, chợ cóc. Có điều, cả người bán và người mua vẫn chưa quan tâm đến việc nguy hại của hộp xốp, hộp nhựa. Khi được hỏi vì sao hộp xốp, hộp nhựa nguy hiểm cho sức khỏe nhưng vẫn bán cho người tiêu dùng, một chủ hàng cơm trên đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội nói: "Tôi bán nhưng có thấy người tiêu dùng thắc mắc hay phàn nàn gì đâu".

Ngay ở các cửa hàng chuyên kinh doanh hộp, túi dùng một lần trên phố Hàng Buồm, Hà Nội cũng bày bán la liệt trên hè phố đủ loại hộp nhựa mỏng, có đủ nắp đậy, đủ kích cỡ đựng thực phẩm, giá lại rất rẻ, chỉ 40.000 đồng/100 hộp, mua bao nhiêu cũng có. Nhiều người đã quên dần việc đi mua đồ ăn phải mang cặp lồng vì hàng quán nào, từ sang trọng đến vỉa hè, cũng rất sẵn các hộp đựng dùng một lần.

Hộp thủy tinh, gốm sứ là lựa chọn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng - Ảnh : Internet

Cũng theo kỹ sư Vũ Tân Cảnh, nguồn nhựa chính để sản xuất túi nilon dùng để đi chợ hiện nay chủ yếu là nhựa phế phẩm, tức nhựa tái chế. Theo đó, loại nhựa này chiếm khoảng 80%, còn lại 20% là nhựa chính phẩm. Ai cũng biết, nhựa tái chế là nhựa đã qua sử dụng, thậm chí được nấu đi nấu lại nhiều lần. Nhựa đó có thể là đồ y tế, đồ dùng gia đình như dép, chậu, thùng... sau khi thu mua về thì được đập bụi, phân loại, băm nhỏ, rửa qua nước, tiếp tục xay nhỏ, tạo hạt và trộn với nhựa chính phẩm cũng như nhiều loại hóa chất làm dẻo, không tạo bọt, làm trong khác... Chính quy trình này đã thể hiện được chất lượng của túi nilon tốt hay không đến sức khỏe người sử dụng.

Phân tích sâu hơn, ông Cảnh cho hay, để sản xuất được túi nilon, nhà sản xuất phải cán mỏng nhựa thành màng, sau đó cắt dán... Vì thế, nếu không có các hóa chất tạo dẻo, với thành phần chính là nhựa tái chế thì không có khả năng trên. Điều đó bắt buộc họ phải dùng nhiều loại hóa chất trộn vào. Cùng với đó, để tạo màu họ cũng phải pha thêm màu công nghiệp từ khâu nấu nhựa.

"Chắc chắn các hóa chất và màu, nhựa đó có tác động xấu đến sức khỏe con người. Trong đó không thể thiếu những hóa chất đã được cho là ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ cao, đặc biệt khi dùng sản phẩm đựng thực phẩm", kỹ sư Vũ Tân Cảnh nhấn mạnh.

Nói về giải pháp cho người tiêu dùng, PGS.TS Phạm Thành Quân - Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng nhấn mạnh: “Chỉ nên sử dụng hộp xốp như giải pháp tình thế và nên dùng hộp thủy tinh, gốm sứ đựng thực phẩm cho an toàn”. Hộp thủy tinh, hộp gốm sứ có thể đựng thực phẩm tươi sống và thức ăn chín và rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân cần tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn, sử dụng các đồ gia dụng.