– Bằng chứng pháp y: liên quan đến tìm kiếm, phân tích và làm việc với những vật chứng vụ án, thường bao gồm: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, chất nhầy mũi, nước tiểu, nước ối và các dấu vết: tóc, móng tay, xương, răng, các mô khác
– Bằng chứng pháp y: liên quan đến tìm kiếm, phân tích và làm việc với những vật chứng vụ án, thường bao gồm: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, chất nhầy mũi, nước tiểu, nước ối và các dấu vết: tóc, móng tay, xương, răng, các mô khác
Chuyên viên pháp chế là những người có trình độ chuyên môn về luật, có thể tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Chuyên viên pháp chế thường làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Vai trò của chuyên viên pháp chế có thể khác nhau tùy thuộc vào tổ chức hoặc lĩnh vực mà họ làm việc. Những chuyên gia này được giao nhiều trách nhiệm góp phần vận hành hiệu quả các hoạt động pháp lý.
Có thể kể đến một số vai trò của chuyên viên pháp chế như sau:
- Tư vấn Pháp luật: Hướng dẫn chuyên môn và lời khuyên về các vấn đề pháp lý cho khách hàng, trong nội bộ hoặc các bên liên quan
- Nghiên cứu Pháp lý: Thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm án lệ, đạo luật và quy định
- Soạn thảo văn bản pháp luật: Chuẩn bị và xem xét các tài liệu pháp lý như hợp đồng, thỏa thuận, chính sách và ý kiến pháp lý.
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp có tranh chấp pháp lý hoặc kiện tụng, chuyên viên pháp chế hỗ trợ nhóm pháp lý chuẩn bị chiến lược cho vụ việc, thu thập bằng chứng và cung cấp hỗ trợ pháp lý trong quá trình đàm phán hoặc tố tụng tại tòa án.
- Tuân thủ và Quản lý rủi ro: Phát triển và triển khai các chương trình tuân thủ, tiến hành kiểm toán nội bộ và giảm thiểu rủi ro pháp lý cho các tổ chức.
- Đào tạo và phổ cập Pháp luật: Tham gia vào việc cung cấp đào tạo và phổ cập pháp lý cho nhân viên hoặc khách hàng.
Để trở thành một chuyên gia pháp chế xuất sắc, các cá nhân cần sở hữu một bộ kỹ năng và trình độ toàn diện, cụ thể như:
- Có một nền tảng vững chắc về các nguyên tắc pháp lý, luật pháp và quy định của Việt Nam. Cụ thể các lĩnh vực cụ thể như luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, luật lao động hoặc luật thương mại,...
- Có kỹ năng phân tích xuất sắc để giải thích các vấn đề pháp lý phức tạp và tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng; phải thành thạo trong việc thu thập thông tin pháp lý liên quan, phân tích các tiền lệ, đạo luật và quy định, đồng thời tổng hợp các phát hiện thành khuyến nghị thực tế.
- Có khả năng diễn đạt các khái niệm pháp lý một cách rõ ràng và súc tích, truyền đạt những ý tưởng phức tạp cho những người không chuyên về pháp lý và truyền đạt lời khuyên pháp lý một cách hiệu quả cho khách hàng hoặc các bên liên quan.
- Có kỹ năng đàm phán và giải quyết tranh chấp.
Chuyên viên pháp chế và chuyên viên pháp lý là hai vị trí có cơ hội việc làm rộng mở trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Chuyên viên pháp chế có thể làm việc trong các vị trí sau:
+ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: Chuyên viên pháp chế tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp,...
+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật: Chuyên viên pháp chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh, như: thuế, lao động, bảo hiểm,...
+ Soạn thảo các văn bản pháp lý về kinh tế: Chuyên viên pháp chế soạn thảo các văn bản pháp lý về kinh tế, như: hợp đồng, quy chế, điều lệ,...
+ Thực hiện các thủ tục hành chính về kinh tế: Chuyên viên pháp chế thực hiện các thủ tục hành chính về kinh tế, như: cấp phép kinh doanh, đăng ký đầu tư,...
- Chuyên viên pháp lý có thể làm việc trong các vị trí sau:
+ Tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức: Chuyên viên pháp lý tư vấn cho cá nhân, tổ chức về các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau, như: dân sự, kinh tế, hành chính, hình sự,...
+ Giải quyết các tranh chấp pháp lý: Chuyên viên pháp lý giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các cá nhân, tổ chức với nhau hoặc giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước.
+ Soạn thảo các văn bản pháp lý: Chuyên viên pháp lý soạn thảo các văn bản pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau.
+ Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật: Chuyên viên pháp lý thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
(PHARMACOLOGY VETERINARY MEDICINE)
Mục tiêu chung của ngành Thú y: Đào tạo bác sĩ thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp;có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt;có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; có trình độ tiếng Anh tương đương với trình độ B theo chuẩn quốc gia.
Bác sĩ thú y có các kỹ năng như nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành;nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo;tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám thú y.
Học kỳ cuối năm học thứ tư sinh viên sẽ học theo chuyên ngành.
Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…v.v. .
Với chuyên ngành Dược thú y, ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, sinh viên sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y,...
Các sinh viên học tiếng Pháp sẽ được tham gia vào chương trình song ngữ Việt-Pháp về thú y và được tổ chức AUPELF-UREF xét cấp học bổng trong quá trình học đại học. Nếu bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Pháp đạt xuất sắc, sinh viên sẽ được xét cấp học bổng du học sau đại học tại cộng đồng các trường đại học có nói tiếng Pháp (Pháp, Canada, Bỉ,..) hoặc ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các Công ty hay doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên còn có thể tham gia học các bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hoặc theo học cao học về Thú y trong chương trình hợp tác với các trường quốc gia thú y hoặc lớp cao học nghề (DESS) về “Chăn nuôi-Vệ sinh-Môi trường&Chất lượng” của Cộng Hòa Pháp (tuyển chọn qua Hội đồng) giảng bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, học trong hai năm để nhận bằng MSc Châu Âu hoặc tham gia chương trình MSc “Chăn nuôi bền vững” do tổ chức SAREC (Thụy Điển) tài trợ (tuyển chọn qua phỏng vấn của Hội đồng) giảng bằng tiếng Anh, học trong hai năm.
Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.
Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.
Số lần xem trang: 4517Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012