An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Xã hội ngày càng phát triển, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh đồng nghĩa với việc môi trường chịu ảnh hưởng xấu ngày càng nghiêm trọng, mà phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng này hầu như đến từ con người. Có thể hiện tại nhiều người vẫn chưa nhận thức được những vấn đề này, thế nhưng trong tương lai nếu tốc độ ô nhiễm vẫn ngày một tăng cao thì chúng sẽ đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của toàn xã hội loài người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Công ty tư vấn môi trường là những công ty có chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực liên quan đến môi trường. Những tổ chức này thường chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thiện các hồ sơ môi trường theo đúng quy định của Pháp luật nhà nước.
Hồ sơ này được hoàn thiện dựa trên những thỏa thuận và cam kết đến từ phía doanh nghiệp. Cam kết xoay quanh việc hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân nhân địa phương. Công ty tư vấn môi trường sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp, công ty, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các yêu cầu về hồ sơ môi trường theo quy định.
Công ty tư vấn môi trường hạn hệ những tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Dịch vụ tư vấn môi trường là những hoạt động của các công ty chuyên làm việc về bên môi trường. Họ thường được các công ty, nhà máy hay doanh nghiệp mời đến để tư vấn khi những doanh nghiệp này gặp sự cố trong quá trình hoạt động sản xuất, gây ra tác hại ô nhiễm môi trường.
Ngày nay các dịch vụ tư vấn môi trường đã được mở rộng và phát triển đa dạng hơn, chịu trách nhiệm về nhiều mảng hoạt động khác nhau. Mỗi dịch vụ trong từng lĩnh vực đều có định nghĩa và vai trò tương đối khác nhau và được nổi bật bởi tính chất hiện trạng môi trường.
Một số thành phần có trong dịch vụ môi trường mà các doanh nghiệp cần biết:
Đã có rất nhiều hậu quả đến từ việc mở rộng khu công nghiệp ồ ạt, phát triển những doanh nghiệp, công ty kém chất lượng không được cấp phép. Họ không có ý thức về hoạt động bảo vệ môi trường, cũng không được quan tâm đến tư vấn môi trường.
Những tai nạn ô nhiễm môi trường thường rất nghiêm trọng mà chính quyền và người dân phải dùng rất nhiều tiền và cần rất nhiều thời gian mới khác phục được. Hơn nữa những chất độc hại còn tồn dư rất sẽ theo đường nước uống hoặc thức ăn gây nên những căn bệnh nguy hiểm đối với con người.
Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt. Dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt.
Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt, tuy nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước tinh khiết. Nước được xem là một dạng tài nguyên được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vấn đề nhắc tới là lượng nước sạch đến với mọi người trên thế giới là không đều.
Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, tuy nhiên nếu khí hậu biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn đến khan hiếm nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong khu vực.
Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực tiếp với vấn đề môi trường này là việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít người trên toàn thế giới có thể truy cập nguồn nước uống. Điều này gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người dân sống ở khu vực đó.
Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo, nguyên nhân sâu xa là do phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như xảy ra trên toàn thế giới, các tổ chức cây xanh trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Phá rừng làm biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)
Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, dẫn đến con người phải phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng trọt. Xã hội phát triển, các đô thị, thành phố lớn mọc ra khiến các cánh rừng bị thay thế bới các tòa cao ốc. Khai thác khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác cũng dẫn đến nạn phá rừng
Với nạn phá rừng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Xói lở đất, biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất và lũ quét có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng .
Sự tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới không an tâm. Biến đổi khí hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với mật độ nhiều và nặng hơn.
Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm. Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài khác sống ở hành tinh này.
Biến đổi khí hậu toàn cầu (Ảnh minh họa).
Quản lý chất thải nguy hại liên kết chặc chẽ với phát triển dân số nhanh chóng trên toàn thế giới và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của nó đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới. Việc xử lý chất thải được tạo ra trong nhiều hình thức, mà có thể được phân loại rộng rãi trong hai hình thức. Một số chất thải phân hủy sinh học và một số không như vậy.
Vấn đề mất gốc trong lối sống của chúng ta, đó là chuyển động nhanh và nhẫn tâm trong suy nghĩ và hành động. Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn xung quanh các vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp sửa chữa nhanh chóng của các bãi chôn lấp và các trung tâm tái chế không được chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm trọng hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.
Đa dạng sinh học có nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống tồn tại trong bất kỳ khu vực nhất định. Hôm nay với dân số ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng tăng cho các nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhu cầu cao cho quần áo, thực phẩm và nơi sinh ở đã dẫn đến một mô hình sử dụng đất sai lệch.
Đất canh tác cho nông nghiệp hiện nay đang ít dần, cộng với nhiều vùng miền đang thiếu nước canh tác, hoặc nước nhiểm mặn không thế canh tác.Nhiều đất canh tác có thể dẫn đến các vấn đề về tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Điều này cũng dẫn đến các vấn đề khác như khai thác quá nhiều . Họ có thể để trồng thực phẩm hoặc các loại ngũ cốc hoặc thậm chí cả cây, nhưng những ảnh hưởng của sự thay đổi đó có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Nhiều chất thải được tạo ra bởi con người có chứa một lượng cao các hóa chất và các chất độc. Chúng có tác động xấu đến môi trường. Các vấn đề của mưa axít là một ví dụ. Một số hóa chất và kim loại nặng có một hiệu ứng có thể gây tử vong trên con người cũng như đời sống động vật.Cần được chăm sóc thực hiện để ngăn chặn điều này xảy ra. Định mức phát thải nghiêm ngặt kiểm soát và các quy định cần phải được thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người từ vấn đề chết người này. Tái tạo nguồn năng lượng không tái tạo năng lượng, nhu cầu và tiêu thụ của họ là một nguyên nhân của vấn đề môi trường xung quanh hành tinh .
Là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất nhiều và đã đạt được nhiều bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc, vv . Trong thực tế, tất cả các khía cạnh của đời sống con người được cải thiện rất nhiều với sự giúp đỡ của khoa học. Sửa đổi di truyền của thực vật, động vật và có lẽ ngay cả con người trong tương lai gần có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn lợi.
Chúng ta không thể không đồng ý với việc nghiên cứu về di truyền học đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào.Các thách thức khó khăn nhất được lan truyền nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về sự thoái hóa các nguồn lực màu xanh. Nhiều vấn đề được gây ra bởi chúng ta làm theo lối sống, mà không có một ý thức về hậu quả.. Chúng tôi chỉ có một hành tinh, chỉ có một nhà, chúng ta không thể mất nó để thõa mãn sự tham lam của chúng ta!
Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó kinh tế tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ những bất cập và tạo áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng;..., gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Ô nhiễm nguồn nước mặt ở lưu vực các sông, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn… diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân. Tình trạng ô nhiễm không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư, nhất là tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh suy giảm.
Ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết. Hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm, trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn. Phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân.
Ô nhiễm trên Biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét, nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, như ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.
Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh. Nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đáng chú ý như:
- Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng cao, công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phần và khối lượng, kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường.
- Môi trường sinh thái nước ta chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề môi trường phi truyền thống gia tăng cùng với hội nhập thương mại quốc tế và thách thức từ vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.
- Vẫn còn tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh tế, thu hút đầu tư bằng mọi giá và xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường; văn hóa, ý thức trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; việc thực thi các chính sách và công cụ bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả thấp.
- Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập; các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và cộng cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Năng lực quản lý nhà nước về môi trường và quản trị môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay.
- Nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác này.
- Các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao vẫn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam. Năng lực dự báo, cảnh báo phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia còn hạn chế, chưa thật hiệu quả.
Thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, môi trường Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong những năm tiếp theo, do đó cần có những giải pháp khắc phục kịp thời.
Một là, thay đổi tư duy bảo vệ môi trường: Phải đổi mới tư duy và hành động; các mô hình phát triển kinh tế - xã hội cần dựa trên quan điểm tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên, phát triển dựa trên hệ sinh thái phải trở thành triết lý cho mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết tận gốc các vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Hai là, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường: Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Ba là, tăng cường nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp: Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh và tăng cường năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp.
Bốn là, tăng cường đầu tư và đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường: Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Có cơ chế đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác này (ngân sách nhà nước; các dự án và chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương huy động vốn từ cộng đồng, hợp tác công tư,…). Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Năm là, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo hướng hiệu lực, hiệu quả: Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường. Tăng cường cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu; tăng cường công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. Triển khai đồng bộ hệ thống quan trắc chất thải tại nguồn tự động liên tục và truyền số liệu trực tiếp về cơ quan quản lý. Tăng cường quan trắc và giám sát môi trường xuyên biên giới, nhất là đối với các lưu vực sông xuyên biên giới, môi trường biển, các tác động do mở cửa thương mại kinh tế, tình trạng dịch chuyển công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu từ các nước trong khu vực và trên thế giới vào Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập khẩu các sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen từ nước ngoài về Việt Nam….
Sáu là, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo vệ môi trường. Ưu tiên và đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến ứng dụng vào quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả, như công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, công nghệ ít chất thải, công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, công nghệ carbon thấp, công nghệ vật liệu mới thay thế và ứng dụng trong xử lý môi trường,…
Bảy là, đẩy mạnh công tác truyên truyền và giáo dục môi trường. Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo và giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục phổ thông các cấp phù hợp với điều kiện và chương trình giáo dục của Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thực về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít chất thải, carbon thấp theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền và khu vực. Đẩy mạnh công tác xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về bảo vệ môi trường, đồng thời phát hiện, nêu gương, nhân rộng các điển hình, mô hình tốt, cách làm hay để tạo chuyển biến tích cực trong toàn xã hội…/.