Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 21 giờ (11-9), lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), sông Thương (tỉnh Bắc Giang), sông Thái Bình (Thành phố Hải Dương), sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang lên.
Cụ thể, Quyết định số 429/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg về một trong các giải pháp phòng, chống lũ là sử dụng bãi sông. Theo quy định mới:
- Các khu vực dân cư hiện có nằm ngoài bãi sông:
+ Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.
+ Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết tại Phụ lục II).
+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.
+ Các khu vực dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III được tồn tại, bảo vệ: được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.
Đối với các khu dân cư hiện có chưa có tại Phụ lục III: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào Quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
(i) Khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều.
(ii) Diện tích < 5ha="" và="" có="" từ="" 400="" người="" (hoặc="" 100="" hộ)="" trở="">
(iii) Diện tích > 5ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/1 ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp.
(iv) Có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.
- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại (chi tiết theo Phụ lục IV). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông, phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
- Các bãi sông được nghiên cứu xây dựng:
+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông; phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.
+ Trường hợp điều chỉnh tăng tỷ lệ diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 bãi sông vượt quá 5%, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tính toán đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và công trình, nhà ở trên bãi sông khi có lũ, đồng thời phải đảm bảo tổng diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 tuyến sông thuộc tỉnh (bao gồm cả hai bên bờ sông thuộc tỉnh, nếu có) không vượt quá 5% tổng diện tích bãi sông quy định tại Phụ lục V; đồng thời xác định cụ thể vị trí, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và đưa vào phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Các khu vực bãi sông còn lại: Được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có.
- Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, chứa lũ và không làm gia tăng rủi ro thiên tai."
Đồng thời, Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm d khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg như sau: "Khi sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở phải lập dự án đầu tư cụ thể, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của Điều 26 Luật Đê điều."
Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quy hoạch như sau:
"a) Rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch này; trong đó xác định cụ thể các khu vực công trình, nhà ở phải di dời, khu vực dân cư tập trung hiện có, khu vực có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới.
b) Căn cứ vào quy hoạch này, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền."
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, hiện hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy, thủy điện Tuyên Quang mở 8 cửa xả đáy.
Mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại lúc 6 giờ ngày 10/9/2024 là 5,02 m, cao hơn 0,02 m so với mức báo động II.
Từ ngày 9 đến 11/9, trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh Hải Dương, sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1-3 m. Lũ trên sông Thái Bình sẽ tiếp tục vượt báo động II và có thể tiếp tục lên.
Mực nước thực đo trên sông Luộc tại trạm thuỷ văn La Tiến lúc 12 giờ ngày 10/9/2024 là 4,25m, vượt báo động I là 0,05m.
Theo tin cảnh báo của Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Hải Dương lúc 11 giờ ngày 10/9/2024, dự báo trong 12 đến 24 giờ tới mực nước trên sông Luộc tại La Tiến tiếp tục lên, có khả năng vượt mức báo động II.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương phát lệnh báo động số II trên sông Thái Bình, từ 7h ngày 10/9/2024; phát lệnh báo động số I trên hệ thống sông Luộc từ 13 giờ ngày 10/9/2024.
Đối với lệnh báo động số II, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu các huyện/thành phố/thị xã, các cấp, các ngành triển khai lực lượng, thực hiện tuần tra canh gác đê điều theo cấp báo động, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của đê, kè, cống ngay từ giờ đầu.
UBND các huyện/thành phố/thị xã thực hiện ngay việc cảnh báo đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh; di chuyển ngay toàn bộ vật tư, phương tiện, thiết bị, tài sản khác ngoài bãi sông, trên sông để bảo đảm an toàn, thu hoạch ngay các sản phẩm nông nghiệp ngoài bãi sông đã đến kỳ; di chuyển các lồng cá trên sông thu hoạch ngay cá nuôi, dời lồng về nơi an toàn (kể cả đưa vào phía trong đồng hoặc đưa lên bờ), nếu không thể di chuyển phải gia cố lồng bè bảo đảm an toàn.
Các đơn vị triển khai các giải pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông, giải tỏa ngay các bến bãi vật liệu xây dựng, kinh doanh than, đóng tàu, các vật cản khác ngoài bãi sông để bảo đảm an toàn, thoát lũ sông.
Đối với các khu dân cư ngoài bãi sông (kể cả trong khu vực các bối), chủ động chuẩn bị sẵn sàng, chi tiết, cụ thể phương án để sơ tán dân đến nơi an toàn khi có lệnh là thực hiện ngay, không để xảy ra bị động, bất ngờ, chậm trễ.
Các cơ quan, đơn vị triển khai lực lượng, thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra canh gác đê trên các tuyến đê bảo đảm từng vị trí đê đều phải có người kiểm tra, chịu trách nhiệm; theo dõi chặt chẽ diễn biến đê điều, đặc biệt chú ý các trọng điểm xung yếu, các kè, bờ lở, các công trình tu bổ đê điều vừa hoàn thành, các cống qua đê.
Các địa phương, đơn vị tổ chức cấm tất cả các phương tiện đi trên đê trong thời gian báo động lũ, trừ các phương tiện làm nhiệm vụ chống lụt bão trên đê; tổ chức phát quang mái đê, phát hiện các sự cố rò rỉ, hư hỏng, đóng kín các cống dưới đê; tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ, chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.
Các địa phương, đơn vị iếp tục triển khai thực hiện công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 năm 2024 gây ra trên địa bàn theo chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với mưa lũ dẫn tới sự cố công trình không kịp thời phát hiện thiệt hại gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Đối với lệnh báo động số I, các huyện/thành phố/thị xã, các cấp, các ngành thực hiện theo Công điện số 11/CĐ-PCTT&TKCN (hỏa tốc) ngày 10/9/2024 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương.