Viet Nam’s University Rankings (VNUR) - bảng xếp hạng các trường đại học (ĐH) của Việt Nam - vừa chính thức công bố top 100 trường đại học trong nước năm 2023. Nằm trong top 10, vị trí số 1 thuộc về Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, tiếp đến là ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế.
Viet Nam’s University Rankings (VNUR) - bảng xếp hạng các trường đại học (ĐH) của Việt Nam - vừa chính thức công bố top 100 trường đại học trong nước năm 2023. Nằm trong top 10, vị trí số 1 thuộc về Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, tiếp đến là ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế.
Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO VIỆT NAM
SỰ LỰA CHỌN CHO MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG !
Lần đầu tiên, Trường Y Harvard ký kết hợp tác với 3 trường đại học Y Dược hàng đầu của Việt Nam là Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Sự kiện đặc biệt này diễn ra vào trưa 17/11, tại Trường Đại học Y Hà Nội với sự tham dự của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; GS.TS. Trần Diệp Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; GS.TS. Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội.
Đại diện các đơn vị ký kết có GS. TS. David E. Golan - Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động nghiên cứu và các chương trình toàn cầu của Trường Y Harvard; GS. TS. Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội; GS. TS. BS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ: Ngành y tế Việt Nam đang có những bước phát triển không ngừng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, cả về y tế cơ sở, y tế dự phòng và khám, chữa bệnh. Đạt được kết quả này có sự vào cuộc của các trường Y Dược và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Thứ trưởng bày tỏ vui mừng khi được chứng kiến lễ ký kết giữa Trường Y của Đại học Harvard - Đại học số một thế giới - với 3 trường đại học Y Dược hàng đầu Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng để các trường tiếp tục nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper cũng cho biết: mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển trong thời gian qua với nhiều tổ chức của Hoa Kỳ đã làm việc ở Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu khoa học y học. Việc Trường Y Harvard và các trường đại học Y Dược hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, đồng thời, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội thông tin: Những năm qua, Trường Đại học Y Hà Nội đã có nhiều thoả thuận hợp tác với nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế….Trường Y Harvard đã hỗ trợ và giúp đỡ cho nhiều trường đại học Y Dược của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới, xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo y khoa. Sự giúp đỡ này đã thu được những kết quả hết sức tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế Việt Nam.
Theo GS. Tú, việc ký thoả thuận hợp tác hôm nay một lần nữa khẳng định sự ủng hộ, chia sẻ và tinh thần hợp tác của Trường Y Harvard với các trường đại học Y -Dược của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực của hệ thống và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế Việt Nam.
Theo biên bản ghi nhớ, các bên hợp tác với các mục tiêu: Củng cố hệ thống Y tế thông qua đổi mới đào tạo Y khoa; nâng cao năng lực của cán bộ y tế để đáp ứng các nhu cầu sức khỏe hiện tại và mới nổi; xây dựng năng lực cho nghiên cứu Y sinh.
Trường Y Harvard sẽ cung cấp đội ngũ giảng viên có chuyên môn về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu y sinh học để hỗ trợ các mục tiêu bằng cách làm việc với giảng viên và lãnh đạo tại các trường Đại học để: Hỗ trợ xây dựng chương trình giảng dạy cho sinh viên đại học và sau đại học, bao gồm nhưng không giới hạn việc phát triển chương trình giảng dạy tiền lâm sàng và lâm sàng hiện đại, chất lượng cao; và cung cấp đào tạo về các phương pháp sư phạm khác nhau để giảng dạy các chương trình mới được phát triển; xây dựng năng lực thực hiện các nghiên cứu về đào tạo y khoa, hệ thống y tế, phát triển nhân lực Y tế, các bệnh truyền nhiễm và các mối đe dọa sức khỏe mới nổi; cử các chuyên gia trong nước và quốc tế có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp đáp ứng yêu cầu của các hoạt động và pháp luật Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ và trao đổi giữa sinh viên, giảng viên, thực tập sinh và chuyên gia từ Việt Nam đến Trường Y Harvard và các bệnh viện liên kết.
A: Đã từng có giảng viên nước ngoài khác làm việc tới tháng 9 năm 2020 nhưng hiện nay thì không.
A: Ngoài giờ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật thì có một phần nhỏ bài giảng chuyên ngành của một số khoa sẽ được dạy bằng tiếng Anh, tuy nhiên như thông tin đã cung cấp ở câu 1, hầu hết giờ học sẽ được dạy bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt.
A: Tuỳ theo từng ngành học mà tỷ lệ giảng viên phụ trách giảng dạy có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ cở bản như sau đây:
40 ~ 60% học phần do giảng viên người Nhật phục trách và số còn lại do giảng viên người Việt phụ trách. Cụ thể, trong số giảng viên người Nhật thì 50% là giảng viên thường trực và 50% là giảng viên giảng dạy theo dạng sang công tác, các buổi học trực tuyến. Hiện tại do ảnh hưởng của COVID-19 trên toàn Thế giới, các chuyến bay Quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam đang bị hoãn nên việc sang Việt Nam công tác trở nên hết sức khó khăn, do đó tỷ lệ các bài giảng theo hình thức Online tăng hơn so với trước đây.
Về đội ngũ giảng viên người Việt Nam, có những giảng viên đã từng học tập và được cấp chứng chỉ quốc gia (Chứng chỉ hành nghề) của Nhật Bản về Điều dưỡng, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Do đó sinh viên có thể học tập nền Y tế của cả Nhật Bản và Việt Nam.
A: Sinh viên nhà trường chủ yếu thực tập tại các Bệnh viện tại Việt Nam. Các Bệnh viện thực tập chính hiện tại là Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…. Chương trình đào tạo của nhà trường theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với luật Giáo dục Việt Nam. Do đó, mặc dù các bài giảng được tiến hành theo mô hình giáo dục Nhật Bản nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện để sinh viên có thể thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện ở Việt Nam. Do chương trình đào tạo điều chỉnh dựa theo luật Giáo dục Việt Nam nên sinh viên sẽ không thực tập tại Bệnh viện của Nhật Bản.
A: Nhà trường có kế hoạch triển khai đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản hàng năm. Phí tham gia là khoảng 1,500 USD (Tùy thuộc vào từng thời điểm sẽ có thay đổi). Nội dung cơ bản là tham quan Bệnh viện của Nhật Bản, tham gia giờ học của trường Đại học Ningen Sougou Kagakku (Trường Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh – Nhật Bản). Việc tham gia là tự nguyện, không bắt buộc.