Phong trào khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa là một trong các phong trào chống cộng có tổ chức của nhiều người Việt tại hải ngoại thuộc thành phần những người ủng hộ một Việt Nam không còn chủ nghĩa cộng sản, hay còn gọi là Phục Quốc, có mục tiêu khôi phục lại chính thể Việt Nam Cộng hoà (từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975) và xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Phong trào nhen nhúm từ những năm 2000 và phát triển mạnh hơn vào đầu những năm 2010. Phong trào khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được ra mắt vào năm 2012 và hoạt động thường xuyên từ năm 2015 đến nay, chủ yếu hoạt động ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ.[1]
Phong trào khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa là một trong các phong trào chống cộng có tổ chức của nhiều người Việt tại hải ngoại thuộc thành phần những người ủng hộ một Việt Nam không còn chủ nghĩa cộng sản, hay còn gọi là Phục Quốc, có mục tiêu khôi phục lại chính thể Việt Nam Cộng hoà (từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975) và xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Phong trào nhen nhúm từ những năm 2000 và phát triển mạnh hơn vào đầu những năm 2010. Phong trào khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được ra mắt vào năm 2012 và hoạt động thường xuyên từ năm 2015 đến nay, chủ yếu hoạt động ở hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ.[1]
Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.[139][140][141]
Nhà sử học Frances FitzGerald viết:
Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính phủ con rối của Mỹ.[143] Chuyên gia bình định, Trung tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam".[144]
Các nhà nghiên cứu Craig A. Lockard[47], Gregory Daddis[145], Marilyn Young[146], James M. Carter[147] cũng từ những góc độ khác nhau để đưa ra những nhận định ủng hộ quan điểm trên.
Sinh ra trong thời chiến, bị kỳ thị sau ngày hòa bình, sống khó nhọc khi đến Mỹ, số phận
Chế độ chính trị theo Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Năm 1966, 44 tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận,[39] sau tăng lên 247 quận.[37] Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm.
Dưới quận là xã có Xã trưởng và thôn có Thôn trưởng. Toàn quốc có 2.589 xã.[40] Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã.[41] Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá.[42] Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.[43]
Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962.
Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ Nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm.[44] Sang thời Đệ Nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.[45]
Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói:
Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:
Tính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại dân sự đăng ký,[106] tính cả nước là 30.964.[107] Mạng điện thoại và điện tín thuộc ty bưu điện với đường dây nối Sài Gòn với Đài Bắc, Calcutta, Manila, Osaka, Paris, Brussel, Bern, Bonn, Madrid và New York. Trong nước hệ thống điện thoại nối Sài Gòn với 21 tỉnh lỵ.[108]
Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường và Định Tường.[109] Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Toàn quốc (1967) có 1.300.000 radio.[107]
Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày.[110] Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được.[111]
Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và tiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí.[106]
Rạp chiếu bóng tính đến năm 1964 có 170 rạp chiếu phim 35mm, trong đó khoảng 100 rạp tập trung ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn.[112]
Công suất điện lực đạt 125 MW năm 1961[113] nhưng do chiến tranh nên tụt xuống còn 117 MW (năm 1968). Sang năm 1971 lên được 278 MW.[114]
Phân tích thành phần nguồn điện năm 1961 thì 56% bằng nhiệt điện đốt than, 43% bằng dầu diezen và 1% bằng thủy điện với đập Đa Nhim bắt đầu hoạt động Tháng Tư năm 1961.[113]
Theo quan điểm của đối phương tức Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam.[115]
Cũng theo quan điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp Chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới.[116] Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền.[117] Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp Chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản.[118] Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam.[119] Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.[120]
Những quan điểm trên được thể hiện rõ qua các nhận định của Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan phát thanh quốc gia của Việt Nam.[121] Bên cạnh đó, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đưa ra nhận đình rằng Việt Nam Cộng hòa không phải là một chính thể được lòng dân.[122]
Năm 1965, khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài về việc đàm phán hòa bình có phụ thuộc chủ yếu vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và chính quyền Sài Gòn (chỉ Việt Nam Cộng hòa) hay không, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố[123]:
Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ"[124] Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được."[125] Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy[9], Thượng nghị sĩ Donald Duncan[126], Trung tướng Bernard Trainor (từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ)[127] cũng đưa ra những quan điểm của riêng mình.