Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.
Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.
Căn cứ Điều 66, Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm -dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
*Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ ngày 01/01/1995 - 01/01/2000
tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ ngày 01/01/2001 - 31/12/2006
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2007 - 31/12/2015
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2016 - 31/12/2019
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2024
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Theo quy định mới nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 06 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%).
Nhiều người quan tâm đến cách tính lương hưu năm 2025 (Ảnh minh họa)
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Theo Điều 99 và Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:
- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm -dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
* Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
- Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
- Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là thông tin về cách tính lương hưu năm 2025.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH 2024 về BHXH bắt buộc, trong đó đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng cho người lao động kèm theo ví dụ minh họa. Thông tư dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.
Theo dự thảo Thông tư, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật BHXH được tính theo quy định tại Điều 66 của Luật BHXH.
Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
Đối với lao động nam, bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
15 năm đầu đóng BHXH của lao động nử được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Ví dụ 12: Bà A. 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-10-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của bà A. được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%;
- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%
- Tổng các tỉ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
Bà A. nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỉ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%;
Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Ví dụ 13: Ông B. 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-9-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông B được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 40%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%;
- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%
- Tổng các tỉ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%.
Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B. là 43,5%.
Ví dụ 14: Ông K. nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4-2027 khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông K. được tính như sau:
- 20 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;
- Tổng 2 tỉ lệ trên là: 45% + 20% = 65%;
Ông K nghỉ hưu trước tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng nên tỉ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%. Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K. là 65% - 3% = 62%.
Ví dụ 15: Ông C. 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1-3-2029, có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam 10 năm và đóng BHXH ở Hàn Quốc 5 năm. Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C. được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật BHXH cùng với Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về BHXH.
Cụ thể, thời gian đóng BHXH để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C. là tổng thời gian tham gia BHXH ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian ông C. đã đóng BHXH tại Việt Nam. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông C là 10 năm x 2,25% = 22,5%.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với 10 năm đóng tại Việt Nam được tính theo quy định tại Điều 72 của Luật BHXH.
Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật BHXH của Việt Nam, ông C. còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời gian đóng BHXH tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn Quốc.